Tìm kiếm

ChungHo Việt Nam

Nghĩ về con người - Nghĩ về môi trường - Nghĩ về tương lai

Ngày đăng: 2019-04-06 01:10:20

lượt xem: 3511

Lựa chọn máy lọc nước nào cho gia đình?

Nhu cầu sắm cho gia đình một máy lọc nước chất lượng tốt ngày càng tăng, nhưng câu hỏi làm thế nào để chọn một máy lọc nước chất lượng phù hợp với túi tiền mà vẫn đảm bảo nguồn nước uống được sạch và an toàn thì không phải ai cũng có đủ thông tin để lựa chọn?

Để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật thì chất lượng nước sạch và tinh khiết cần được ưu tiên hàng đầu. Vì đó mà máy lọc nước đã trở thành một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, máy lọc nước chất lượng, mang lại nguồn nước sạch và an toàn cao. Đây là giải pháp hiệu quả và với chi phí hợp lý nhất.

Hiện tại, nhiều người đang dễ dàng bị lôi cuốn bởi những thông tin quảng cáo không chính xác. Do vậy chúng tôi muốn tư vấn và cung cấp thêm thông tin tới bạn, giúp cho việc lựa chọn và tìm thấy một máy lọc phù hợp với nhu cầu của mình.

Vậy, làm thế nào để chọn máy lọc nước, đúng theo nhu cầu? Bạn hãy tìm hiểu những hướng dẫn dưới đây. Chúng tôi sẽ cung cấp tất cả các thông tin quan trọng để bạn có thể chọn mua một máy lọc nước chất lượng tốt.

Trong trường hợp bạn có thêm những câu hỏi, xin vui lòng gửi ý kiến cho chúng tôi theo phần đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp trên website. Chúng tôi sẽ có câu trả lời sớm nhất gửi tới bạn.

Những điều cần lưu ý trước khi mua máy lọc nước (Các yếu tố được sắp xếp theo mức độ quan trọng)

Chất lượng nước

Câu hỏi ‘ Lựa chọn máy lọc nước nào’ và ‘Chất lượng nước sau lọc phụ thuộc vào yếu tố gì?’ thường được nghĩ đến nhiều nhất.

Chất lượng nước sau lọc một phần phụ thuộc vào nguồn nước cung cấp mà gia đình bạn sử dụng, một số kiến thức cần biết như sau:

Chỉ số TDS

Bạn cần biết về chỉ số TDS (Chỉ số đo tổng lượng chất rắn hòa tan) có trong nước, có đơn vị tính là ppm. Chỉ số TDS là thông tin quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ lọc cho máy lọc nước. Bạn có thể đo bằng Bút TDS được bán rất nhiều trên thị trường với mức giá từ 150 đến 200 ngàn.

Các chất rắn hòa tan phổ biến trong nước: Canxi, Phosphat, Nitrat, natri, kali và Clorua, Florua, Chì, Nhôm, Asenic...

Các nguồn nước khác nhau như: Nguồn nước ở đô thị, nhà máy nước, nước giếng, nước mưa..và một số nguồn nước khác sẽ cho chỉ số TDS khác nhau.

Khu vực

Nguồn Gốc

Chỉ số TD

Thành phố, Đô thị

Nước máy

100-300 ppm

Ngoại thành/Nông thôn

Giếng đào, giếng khoan

200-2000 ppm

Một số hệ thống chứa, đường ống nước bằng sắt cũ sẽ ảnh hưởng đến chỉ số TDS thay đổi theo từng ngày.

 

Tùy thuộc vào mức độ TDS mà nguồn nước được coi là nước mềm hay cứng. Nước mềm có mức TDS từ 100 - 300, nước cứng có mức TDS cao hơn thế. Như đã nói đến ở trên, việc lựa chọn công nghệ lọc nước đúng yêu cầu phụ thuộc rất nhiều vào chỉ số TDS là hàm lượng chất rắn hòa tan và các chất gây ra độ cứng của nước.

Công nghệ lọc UF nên sử dụng cho nước có chỉ số TDS <100 ppm

Công nghệ lọc RO nên sử dụng cho nước có chỉ số TDS <300 ppm

Nếu nước đầu vào có chỉ số TDS >300 ppm, bạn nên trang bị thêm hệ thống làm mềm nước trước máy lọc nước.

ChungHo cung cấp sản phẩm ở cả hai công nghệ lọc nước UF và RO giúp bạn dễ dàng lựa chọn máy lọc nước phù hợp với gia đình.

Bính chứa

Bình chứa cũng là một yếu tố nên nghĩ tới khi mua máy lọc nước. Bạn cần ước chừng nhu cầu xử dụng nước của gia đình để lựa chọn dung tích bình chứa cho phù hợp, tránh việc bị thiếu nước khi sử dụng, đặc biệt là khi mất điện, Nhưng bạn cũng không nên sử dụng bình chứa quá lớn so với nhu cầu, vì nước lưu trữ trong bình chứa lâu cũng có thể dẫn đến nguy cơ tái ô nhiễm từ bình chứa.

Máy lọc nước của ChungHo được thiết kế có nhiều kích cỡ dung tích bình chứa, đáp ứng hầu hết các nhu cầu của bạn như 3.4L, 4.2L, 8L, 12L, 15L, 20L…

Máy lọc nước sử dụng điện hoặc không điện

Mặc dù nó không phải là một yếu tố quá quan trọng, vì máy lọc nước thông thường có công suất sử dụng điện khá thấp chỉ khoảng 25-30W, trừ khi bạn sử dụng máy lọc nước với nhiều chức năng nóng, lạnh.. nhưng sẽ hữu ích nếu bạn đang phân vân giữa công nghệ lọc UF (không dùng điện) hay Công nghệ RO hoặc có dụng đèn UV (dùng điện).

Chọn công nghệ lọc nước

Có nhiều công nghệ lọc nước khác nhau trên thị trường nhưng máy lọc RO và UF phổ biến và cho chất lượng nước tốt hơn cả...Hiểu biết về sự khác nhau giữa các công nghệ lọc nước rất quan trọng, nó giúp bạn lựa chọn đúng theo nhu cầu của mình và trả lời được câu hỏi ‘Nên lựa chọn công nghệ lọc nước nào?’, Nếu không biết các công nghệ lọc nước đang có và sự khác nhau của nó, chúng ta có thể mua nhầm sản phẩm khiến tốn tiền hoặc không đem lại hiệu quả lọc.

Đèn UV diệt khuẩn

Máy lọc nước được trang bị đèn UV (Tia cực tím), sẽ nâng cao độ sạch và an toàn cho nước, có tác dụng diệt sạch vi khuẩn, vi sinh vật có trong nước. Do vậy bạn cũng nên xem xét về yếu tố này, đèn UV có thể dùng cho cả công nghệ RO và UF (cần nguồn điện)

Công nghệ lọc RO (Reverse Osmosis - Thẩm thấu ngược)

Công nghệ lọc RO (Reverse Osmosis) sử dụng kỹ thuật thẩm thấu ngược hoạt động bằng cách ép nước qua màng bán thấm có kích thước lỗ lọc 0.0001μm giúp loại bỏ 99.99% các kim loại nặng và chất ô nhiễm như Asen, Florua, Nitrat…. Công nghệ lọc RO sử dụng hiệu quả với nguồn nước có chỉ số TDS cao (nhưng không nên quá 300ppm - để tăng độ bền của màng RO) hoặc nước có mức độ ô nhiễm cao. Thông thường, lõi lọc RO được lắp đặt sau bộ lọc Sediment (bộ lọc trầm tích) và Carbon Block giúp lọc sạch bùn đất, rỉ sét, hóa chất Clo và các chất hữu cớ, bảo vệ tuổi thọ cho lõi RO.

Chất lượng của màng RO được đánh giá vào khả năng giảm trừ chỉ số TDS, do vậy để so sánh chất lương lọc của máy lọc RO ta so sánh bằng chỉ số TDS. nếu máy RO nào cho chỉ số TDS thấp hơn, thì máy lọc nước đó có hiệu suất lọc cao hơn.

  • Hiệu suất lọc = (Chỉ số TDS đầu vào - Chỉ số TDS đầu ra)/Chỉ số TDS đầu vào x 100%
  • VD: Chỉ số TDS đầu ra: 6ppm, TDS đầu vào 180ppm
  • Hiệu suất lọc = (180ppm-6ppm)/180ppm x 100% = 96.7% (thông số để so sánh)

Công nghệ lọc RO có một số nhược điểm là nước thải, tỷ lệ nước thải thường được các hãng công bố 5:5 hoặc 4:6 (đây là tỷ lệ có lợi nhất mà nhà sản xuất công bố) nhưng trên thực tế, tỷ lệ nước thải phụ thuộc nhiều vào áp lực nước đầu vào, nếu áp lực nước từ vòi ra cao thì tỷ lệ nước thải sẽ giảm hơn. Để tiết kiệm, bạn cũng có thể sử dụng nước thải cho các mục đích khác như lau nhà, v.v.

Ưu điểm:

  • Máy lọc phổ biến nhất trong gia đình và kinh doanh nước nước đóng chai.
  • Cải thiện độ cứng của nước, lọc được mức TDS cao (100 đến 2000), loại bỏ kim loại nặng và hóa chất độc hại, vi rút, vi khuẩn, asen…
  • Công nghệ RO tốt có thể cải thiện mùi vị của nước

Nhược điểm:

  • Có nước thải
  • Chi phí thay lõi cao
  • Sử dụng điện

Công nghệ lọc UF (Ultrafiltration)

Công nghệ UF (Ultrafiltration) sử dụng màng sợi rỗng bán thấm có kích thước lỗ lọc khoảng 0.01μm để lọc đi các chất cặn bẩn, ô nhiễm trong nước. Vậy thì UF khác với RO như thế nào? Các lỗ lọc của UF lớn hơn RO, do lỗ lọc lớn nên công nghệ UF có những ưu và nhược điểm nhất định. UF không yêu cầu áp lực lớn vì vậy không cần thiết phải sử dụng bơm tăng áp, không sử dụng điện, UF có hiệu quả thanh lọc không như RO, công nghệ UF chỉ loại bỏ các vi sinh vật, không thể loại bỏ chất rắn hòa tan (Không làm giảm chỉ số TDS). Bộ lọc UF cũng cần vệ sinh thường xuyên để loại bỏ các tạp chất bị mắc kẹt trong màng.

Ưu điểm:

  • Lý tưởng cho nước có mức TDS thấp
  • Không sử dụng hóa chất để thanh lọc
  • Không cần điện
  • Mức độ bảo trì thấp
  • Loại bỏ vi sinh vật

Nhược điểm:

  • Không phù hợp với nước có chỉ số TDS cao, chỉ thích hợp cho nguồn Nước có mức TDS thấp (dưới 100 PPM)
  • Không thể loại bỏ các chất ô nhiễm hóa học và kim loại nặng như chì và asenic, Florua Nitrat....
  • Cần thường xuyên vệ sinh

 

Số lõi lọc cần thiết cho máy lọc nước

Ngày cả với công nghệ UF hay RO thì số bước lọc cần thiết là 4 bao gồm những bước sau:

  • Bước 1:

Thường gọi là lõi lọc Sediment có chức năng loại bỏ trầm tích, rỉ sét, bùn đất mà mắt thường có thể nhìn thấy được. cấu tạo bởi sợi PP có kích thước từ 1-5 μm, công nghệ tốt nhất đang được áp dụng là Melt-Blown, chất lượng màng lọc này phụ thuộc vào số lớp cấu tạo lên lõi lọc, những lõi lọc thế hệ mới thường sản xuất nguyên khối, sử dùng màng Melt-Blown, và tích hợp nhiều lớp lọc trong 1 lõi để giảm số lõi lọc, tiết kiệm chi phí và tăng thời gian thay thế.

  • Bước 2:

Thường gọi là lõi lọc Pre-Carbon có chức năng hấp thụ Clo, chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, VOCs, THM…Chất lượng của lõi lọc này phụ thuộc vào chất lượng carbon hoạt tính, thương hiệu Calgon hiện đang được đánh giá là loại than hoạt tính tốt nhất thế giới được sản xuất tại Mỹ, ngoài ra chất lượng lõi lọc này còn phụ thuộc vào lượng carbon có trong lõi, những lõi Carbon Block, được nén nguyên khối ở nhiệt độ cao sẽ cho hiệu quả lọc tốt hơn, nhiều máy lọc nước trên thị trường chỉ sử dụng Carbon dạng hạt, có lượng carbon ít hơn, không kết dính nên hiệu quả lọc thấp hơn.

  • Bước 3:

Chính là trái tim của hệ thống lọc, tùy thuộc vào việc sử dụng công nghệ RO hay UF, Ưu việt của từng công nghệ đã được nói ở phía trên.

  • Bước 4:

Là lõi lọc Post Carbon (cách gọi của người bán lọc nước thì còn gọi là lõi tạo vị), cũng là sử dụng than hoạt tính có chức năng khử đi các loại khí như Clo, Gas, Metan là những chất gây mùi vị khó chịu cho nước, cho nước trở về trạng thái không mùi, không vị tạo cảm giác dễ uống, ngon ngọt tự nhiên. Chất lượng của lõi lọc này cũng phụ thuộc vào chất lượng than hoạt tính, mà như ở trên thương hiệu Calgon của Mỹ vẫn được đánh giá tốt nhất.

Sau 4 bước lọc này thì máy lọc nước đã cho chất lượng nước đạt tiêu chuẩn để sử dụng, đảm bảo độ an toàn nhất cho người dùng. Một số máy lọc nước cao cấp, trang bị lõi lọc 2-in-1 sẽ cho số lõi lọc ít hơn.

Một số lưu ý thêm: những lõi lọc thế hệ mới thường được sản xuất nguyên khối, cho khả năng lọc cao hơn những loại lõi lọc đời cũ, có một số ưu điểm là tránh vi khuẩn, vi rút xâm nhập, Tránh vi khuẩn, vi rút xâm nhập, Dê dàng vận chuyển và thay thế lõi lọc với công nghệ Quick Change.

 

Vị trí lắp đặt

Là loại lắp dưới chậu rửa, hay tủ bếp thường có bình chứa lớn, nhưng ít chức năng, chủ yếu là cung cấp nước tinh khiết thông thường phục vụ cho uống và nấu nướng, tính thẩm mỹ thấp.

Là loại lắp ở bệ bếp, bàn hoặc kệ, thường có bình chứa từ 3 đến 6 lít, nhiều chức năng hiện đại như nóng lạnh, hoặc được áp dụng những công nghệ bảo vệ cho nước an toàn hơn. Phù hợp với văn phòng, hộ gia đình từ 2-6 người. Có tính thẩm mỹ cao, thiết kế đẹp trang trí cho không gian sống hiện đại và tinh tế hơn.

Là loại đặt sàn nhà, thường có bình chứa từ 4 đến 10 lít, nhiều chức năng hiện đại như nóng lạnh, hoặc được áp dụng những công nghệ bảo vệ cho nước an toàn hơn. Phù hợp với văn phòng nhiều người hoặc hộ gia đình. Có tính thẩm mỹ cao, thiết kế đẹp trang trí cho không gian sống hiện đại và sang trọng hơn.

KẾT LUẬN

Việc lựa công nghệ lọc phần lớn phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, được đo bằng TDS và mức độ ô nhiễm. Nếu bạn ưu tiên tiêu chí là không dùng điện, không nước thải, mà nguồn nước gia đình có mức TDS thấp, hãy chọn công nghệ lọc UF.

Hiện tại, công nghệ RO đang chiếm niềm tin đối với nhiều người tiêu dùng, vì khả năng thanh lọc tuyệt vời lọc sạch được với nguồn nước bị ô nhiễm cao, chỉ số TDS cao. Bạn cũng tham khảo thêm rằng công nghệ lọc RO cũng đang được sử dụng trong các công ty kinh doanh nước đóng bình để cung cấp ra thị trường.

Chất lượng nước lọc phụ thuộc chính vào công nghệ lọc và chất lượng lõi lọc, nhiều người thường chỉ biết đến công nghệ lọc, nhưng không có đủ thông tin về chất lượng lõi lọc. Do vậy vẫn có thể chọn phải máy lọc nước có chất lượng lõi lọc kém, dẫn đến nguồn nước sử dụng không đảm bảo, tiền mất tật mang.

Để nâng cao mức độ an toàn, bạn cũng có thể lưu ý đến những máy có đèn UV diệt khuẩn, mang đến sự yên tâm tuyệt đối với nguồn nước sử dụng.

Vị trí lắp đặt chủ yếu là đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của bạn, nếu điều kiện cho phép và ngôi nhà rộng rãi, bạn có thể tìm hiểu đến những máy lọc nước đặt bàn, hoặc cây đứng để tô điểm cho ngôi nhà mình.

Liên kết mạng xã hội: